Bối cảnh Trận_Stamford_Bridge

Cái chết của vua Edward the Confessor của Anh vào tháng 1 năm 1066 đã gây ra một cuộc chiến, khi mà các ứng cử viên từ khắp Tây Bắc châu Âu đã giao tranh nhau để giành ngai vàng nước Anh. Một trong những ứng cử viên là, Harald Hardrada, vua Na Uy, đã tập hợp một hạm đội gồm 300 chiếc tàu, có thể mang theo khoảng 15.000 quân, để xâm chiếm nước Anh. Đến ngoài khơi bờ biển Anh trong tháng 9, ông có sự gia nhập của lực lượng mới được tuyển dụng bởi Tostig GodwinsonFlandersScotland.[1] Trong cuối mùa hè năm 1066, đạo quân xâm lược đã đi ngược lên Humber và đốt cháy thị trấn Scarborough trước khi tiến vào thành phố York.[2] Bên ngoài thành phố họ đánh bại một quân đội miền bắc nước Anh được dẫn đầu bởi Edwin, Bá tước xứ Mercia và anh trai của ông, Morcar, Bá tước xứ Northumbria tại trận Fulford, ngày 20 tháng 9. Sau chiến thắng này họ đã nhận được sự đầu hàng của thành phố York. Sau một thời gian ngắn chiếm thành phố và chuyển các con tin cùng đồ cung cấp từ các thành phố trở về tàu của họ tại Riccall. Họ đã chấp nhận trao hòa bình cho Northumbrians để đổi lấy sự hỗ trợ của họ (người Northumbrian) cho việc đòi hỏi ngai vàng của Harald và yêu cầu phải gửi nhiều con tin hơn nữa từ toàn bộ vùng Yorkshire.[3]

Vào thời gian này vua Harold đang ở miền nam nước Anh, để chặn đứng một cuộc xâm lược từ nước Pháp bởi William, Công tước xứ Normandy, một ứng cử viên cho ngôi vua nước Anh. Khi nghe tin về cuộc xâm lược của Na Uy, ông tiến lên phía Bắc với một vận tốc như bão táp cùng với nhiều thegn (các khu quân sự) mà ông có thể tập hợp được, đi suốt ngày và đêm. Ông đã hành quân từ London đến Yorkshire, một khoảng cách khoảng 185 dặm chỉ trong bốn ngày, điều này cho phép ông ta có tấn công người Na Uy một cách hoàn toàn bất ngờ. Được rằng người Northumbrians được lệnh phải gửi thêm các con tin và bổ sung đồ cung cấp cho người Na Uy tại Stamford Bridge, Harold vội vã về đi qua York để tấn công họ tại làng Stamford Bridge nơi hai bên chạm trán nhau vào ngày 25 tháng 9. Cho đến khi quân đội Anh tiến vào, những kẻ xâm lược vẫn không biết đang có sự hiện diện của một đội quân thù địch ở tại bất cứ nơi nào trong các vùng lân cận.[4]

Trong truyền thuyết Heimskringla về Harald III của Na Uy, được viết khoảng năm 1225, Snorri Sturluson đã mô tả sự sắp xếp của quân đội Na Uy. Snorri cũng tuyên bố rằng người Na Uy đã để lại áo giáp dạng lưới sắt của họ ở tại các con tàu và do đó đã phải chiến đấu chỉ với lá chắn, giáo và mũ sắt.